Tinh Dầu Tràm

 



TINH DẦU TRÀM

Tên khoa học:
Cajeput Oil

Phương pháp: Được chiết xuất từ thân, cành, lá của cây tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước.  
 
Công dụng: Chăm sóc hệ hô hấp và cơ xương khớp, kháng khuẩn cao.

Thế nào là tinh dầu tràm nguyên chất?

-     Là loại tinh dầu không bị pha loãng bằng nước hay trộn thêm bất kỳ tạp chất nào, nó phải được chiết xuất hoàn toàn từ cây tràm đúng phương pháp.
-    Dầu tràm nguyên chất đạt chuẩn chất lượng thì bên trong luôn chứa chứa 2 thành phần hóa học quan trọng là α-Terpineol chiếm 5-12 % và 1.8- Cineol chiếm 42-60%.

Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn

-     Tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn sẽ có mùi đặc trưng của cây tràm, có màu vàng nhạt ngả xanh trong, luôn có màu dù nhiều hay ít.
-     Khi bôi trực tiếp lên da, loại tinh dầu nguyên chất sẽ thấm ngay vào da và da trở về khô thoáng như thường.
-     Nếu da có hiện tượng nhờn rít thì đó không phải là tinh dầu tràm nguyên chất.
-     Đặc biệt, loại này nhẹ hơn nước và sẽ không tan trong nước nên đây cũng là một cách hiệu quả để thử tinh dầu có thực sự nguyên chất hay không.

Nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất 

Phân loại tinh dầu tràm

 
Hiện nay, có 2 loại dầu tràm được sử dụng rất phổ biến đó là:

1.   Tinh dầu tràm trà 
2.   Tinh dầu tràm gió
 
Ở Việt Nam, thông thường khi nhắc tới dầu tràm, người ta sẽ nghĩ ngay tới tinh dầu tràm gió.

Tinh dầu tràm gió

Tên khoa học: Melaleuca cajuputi powell

Chiết xuất từ cây tràm gió - loài cây thân gỗ được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thành phần hóa học chủ yếu của nó là 1.8- Cineol, α-Terpineol và Limonene. Trong đó α-Terpineol và 1.8- Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn cao.

Tinh dầu tràm trà

Tên khoa học: Melaleuca alternifolia

Chiết xuất từ cây tràm trà - loài cây thuộc họ Đào kim nương, có xuất xứ và được sử dụng lần đầu tiên bởi người Úc.
Thành phần hóa học chủ yếu của chúng là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Đây là loại tinh dầu chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da và trị mụn, được dùng phổ biến ở Úc.

Công dụng của tinh dầu tràm:

Hỗ trợ ngăn ngừa Virus Corona (nCoV)

Tác dụng của dầu tràm 

Trị cảm lạnh, cảm cúm, giúp hạ sốt nhanh, trị ho hiệu quả.
Điều trị suy hô hấp, khử mùi và kháng khuẩn.

Dầu tràm kháng khuẩn

Chữa đầy bụng, khó tiêu, viêm xoang, trị đau răng

Đuổi muỗi, thanh lọc không khí
Giảm đau xương khớp

Giảm đau xương khớp

Tinh dầu tràm trong làm đẹp: làm se da, giảm nhờn cho da và trị mụn hiệu quả.


Công dụng tinh dầu tràm trị mụn 

Cách sử dụng tinh dầu tràm an toàn, hiệu quả


-     Thoa tinh dầu hai bên thái dương, xương ức, xương sống
-     Xông trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ
-     Xông, hít, ngửi dầu tràm vào vùng mũi họng.
-     Tắm nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu tràm.
-     Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình trong khoảng 10-20 phút để giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
-     Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi.
 
Cách sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
 
Trong Đông y có một phương pháp trị ho cổ truyền cực kỳ hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Đầu tiên, hãy dùng tay massage huyệt dũng tuyền (huyệt nằm ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân) bằng tinh dầu tràm nhằm ủ ấm lòng bàn chân, tạo hiệu ứng giáng khí rồi từ từ lưu thông khí huyết, đưa phần nóng phía trên xuống dưới bàn chân trẻ. Nhờ vậy, giúp trẻ dứt được cơn ho nhanh chóng.

Công dụng dầu tràm trị ho 

Áp dụng phương pháp trên vào mỗi tối trước khi bé đi ngủ.

 
Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp phòng lạnh, chống đầy hơi, viêm nhiễm, ngạt mũi và chống côn trùng đốt cho trẻ hiệu quả.
 
Cách sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và sau sinh
 
Để tránh bị cảm, bị ho khi đi ra ngoài trời gặp gió lạnh, bạn nên dùng dầu tràm thoa vào gan bàn tay, bàn chân và mang tai trước khi ra ngoài.
 
Để giảm tình trạng mệt mỏi, hãy thoa tinh dầu vào những chỗ đau nhức.
 
Hoặc có thể hòa chung với nước ấm dùng để xông người thư giãn.
 
Sau khi sinh xong, hiện tượng bị rụng tóc là điều khó tránh khỏi ở các chị em. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên pha một ít dầu tràm với dầu gội đầu rồi mới gội để giảm thiểu rụng tóc.
 
Lưu ý khi sử dụng
 
-     Không để rơi vào mắt, không thoa tinh dầu vào các vết thương hở.
-     Không tiếp tục sử dụng nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
-     Trước khi bôi diện rộng, bạn nên bôi thử lên mu bàn tay để thử khả năng kích ứng của da.
-     Không nên quá lạm dụng, chỉ dùng một lượng vừa đủ.
-      
Đối tượng sử dụng tinh dầu tràm
 
Có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả sản phụ và trẻ sơ sinh. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299