Cây Chúc, loài cây đặc sản của vùng Bảy Núi

 CÂY CHÚC

Đôi nét về cây Chúc:

Trái Chúc - Chanh thái

Nguồn gốc: Cây chúc (Chanh Thái, Chanh Kaffir) là một loài chanh bản địa của Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
 
Đặc điểm: Là cây thân gỗ có độ cao từ nhỏ đến trung bình, cây trưởng thành có thể cao từ 2m đến 10m.
Thân cây có gai ngang.
Lá xoan xoan thuôn hay ngọn giáo, mép khía răng hay nguyên, chóp tròn hay lõm, có khi nhọn, màu xanh thẫm thùy kép, mọc đối, cuống lá có cánh rất rộng, lá có tinh dầu, mùi thơm nồng.
Nhiều người nội trợ cho rằng lá chanh Thái là sự pha trộn của hương vị lá chanh ta, lá bưởi non và tinh dầu lá Cari tươi. Lá không bị đắng và không mất hương dù nấu lâu.
 
Đặc trưng: Có mùi thơm rất đặc biệt thường dùng để uống nước, làm gia vị. Đặc biệt, được dùng để chiếc xuất tinh dầu thơm giúp mượt tóc và giúp phòng ốc được thơm mát.

Ly nước chanh Thái

Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng Bảy núi – An Giang với tên gọi là cây chúc (cây trúc) hay trúc thơm.

Sử dụng: Cho món thịt gà hấp hay thái chỉ rắc lên gà luộc, các loại hải sản hấp (cá lóc, ốc, ngao, sò), xào lăn (lươn, ếch, rắn nước), kho (cá, thịt), làm gỏi (hến, gà), nấu các món lẩu hay canh chua, làm giả cầy. Quả chúc có nước cốt chua gắt, hơi the, dùng để ăn tươi, vắt nước cốt pha nước chấm, khử tanh hải sản hay lòng bò, làm mứt.
Vùng Tri Tôn, An Giang nổi tiếng với đặc sản cháo bò trái chúc, món ăn của sự giao thoa văn hóa tộc người Khmer và người Việt, bên cạnh món gà hấp lá chúc.
 
Công dụng của cây Chúc:

- Là cây gia vị và chế biến các món ăn đặc trưng, đặc biệt cây có vị thơm gấp nhiều lần cây chanh thường nên được rất nhiều người ưa chuộng và chọn trồng trong sân vườn nhà.
- Lá và trái Chúc kích thích mạnh khứu giác và dịch vị, giúp người ăn cảm thấy đói và tiêu hóa tốt hơn.
- Giúp khử mùi tanh của các loại thức ăn có độ đạm cao như bò, lươn, rắn, hay các món lẩu, cá hấp, làm nước số.
- Bạn cũng có thể dùng trái chúc để thay cho độ chua của chanh hay quất.
- Ở các tỉnh lẻ, người ta thường trồng giống cây này để ngăn rắn bò vào nhà. Đồng thời, nó cũng là một trong bốn vị thuốc trị rắn cắn hữu hiệu.


Lẩu gà lá chúc

Gà hấp lá chúc

Cách chăm sóc cây Chúc:
Cây chúc cần nhu cầu đất dinh dưỡng cao, thoát nước tốt. Đồng thời lựa chọn vị trí trồng nhiều nắng để cây sinh trưởng và phát triển.
Khi lựa chọn cây để trồng cần chọn giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Thương xuyên cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Khi cây trưởng thành cần cắt bỏ bót nhánh không cần thiết để giúp cây đứng vững không nghiêng ngã.
Do đặc tính dễ trồng, cây sống rất khỏe, chịu hạn giỏi, lá và quả khá độc đáo, cây cũng được trồng trong chậu làm cảnh tại nhiều gia đình.

Cây chúc con


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299