Bánh Kà Tum - Văn hóa ẩm thực của Dân tộc Khmer

BÁNH KÀ TUM

 

Văn hóa ẩm thực của Dân tộc Khmer ‘’ Nếm Bánh Kà Tum - Nhớ mãi An Giang’’

Một loại bánh đặc sản của người Khmer tại An Giang, bánh Kà Tum là món bánh gói gém bên trong nó cả những nét văn hóa ẩm thực lâu đời của dân tộc Khmer.

Ý nghĩa tượng trưng bánh Kà Tum

Bánh kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc nên chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như: Chol Chnam Thmay, Sen Dolta... Bánh kà tum không chỉ hấp dẫn, bắt mắt từ hình dáng cho đến sự hòa quyện hương vị của các nguyên liệu bên trong, mà còn mang trong mình bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Bánh Kà Tum

Nguồn gốc và tên gọi Bánh Kà Tum


Kà Tum trong tiếng Khmer còn gọi là “Ka-tom” có nghĩa là “quả lựu” hoặc là “gói kín xung quanh”. Với kích thước nhỏ, hơi vuông tròn và hoa trên đầu, bánh Kà Tum có hình dáng gần giống như quả lựu và cũng được gói rất cẩn thận. Do đó người Khmer đã gọi nó là Kà Tum.Bánh Kà Tum lại là loại bánh làm từ gạo nếp đặc biệt nhất bởi sự cầu kì từ việc lựa chọn đến cách làm lá gói.
 
Bánh Kà Tum tại An Giang được gói bằng lá thốt nốt non, với lớp vỏ gói bánh được đan một cách cầu kì tỉ mỉ. Chính vì sự cầu kì trong cách làm lá bánh đã khiến cho món bánh này “kén” chọn người làm hơn các loại bánh khác. Số người làm được bánh Kà Tum không nhiều và cần khoảng thời gian khá lâu hơn để có thể học làm món bánh này một cách thành thục. 

Làm bánh Kà Tum cầu kỳ từ trong cách gói

Bánh Kà Tum có vỏ làm từ lá thốt non, đây là loại lá phổ biến ở An Giang. Đáng chú ý là chỉ có thể làm được món bánh này với lá thốt nốt non bởi độ mềm và màu xanh non xanh của nó. Với độ mềm của lá thốt nốt non, việc đan và làm vỏ bánh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với lá già cứng. Thêm vào đó màu xanh nhạt của lá non cũng làm cho màu vỏ bánh sau khi nấu đẹp hơn màu xanh đậm của lá già.

Bánh Kà Tum được gói kì công 

Cách làm món Bánh Kà Tum
 
Nguyên liệu: bao gồm nếp trắng, đậu trắng, dừa, muối và đường cát, lá thốt nốt
 
 Lưu ý:
 
-     Loại nếp làm bánh Kà Tum An Giang truyền thống là loại nếp Chon Hô của người Khmer. Loại nếp này được trồng trong 6 tháng nên có độ dẻo thơm rất đặc biệt.
-     Tuy nhiên, ngày nay loại nếp này rất khó kiếm nên nguyển liệu đã dần được thay thế bằng nếp trắng thông thường
 
Sơ chế nguyên liệu
 
-       Lá non khi được lấy về cần rửa sạch, tách ra và cắt bỏ đầu đuôi
-       Nếp làm bánh được vo kĩ, ngâm qua đêm, và để ráo.
 
Gói Bánh Kà Tum
 
-       Trộn đều nếp với đậu trắng, cốt dừa, dừa, chút muối và đường, để ngấm gia vị.
-       Tiếp đến là công đoạn cầu kì nhất – đan vỏ bánh. Vỏ bánh được đan một cách tỉ mỉ thành hình quả lựu, có bông hoa nở trên đỉnh.
-       Sau khi đan xong vỏ bánh. Lấy hỗn hợp nếp và đậu cho qua một lỗ nhỏ trên vỏ bánh hình trái lựu, và thắt lại.

Bỏ nhân vào vỏ bánh 

Lưu ý:

 
-     Thời gian đan một chiếc vỏ bánh mất khoảng 15 – 30 phút. Vỏ bánh phải được đan đều tay, chắc chắn, tỉ mỉ. Đây chính là công đoạn yêu cầu nhiều thời gian nhất khi làm bánh Kà Tum.
-     Vì thời gian làm vỏ và cho nhân khá lâu nên trung bình người thợ lành nghề như bà Phương làm được khoảng 100 cái bánh một ngày.

Nấu Bánh Kà Tum

-       Bánh gói xong sẽ được nấu trong nồi nước sôi như bánh tét, khoảng 45 – 60 phút.

-       Bánh thành phẩm sẽ có màu vàng trong, óng lên rất đẹp.

-       Mỗi một chùm gồm 10 chiếc bánh Kà Tum.

-       Nhân bên trong mềm, trắng, dẻo vị nếp, bùi vị đậu trắng và ngọt ngậy vị dừa, cộng thêm mùi thơm đặc trưng tự nhiên của lá thốt nốt.


Nấu bánh Kà Tum


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299