Nước Sâm - nước mát thanh nhiệt cho ngày hè

NƯỚC SÂM 

Nước sâm từ lâu nổi tiếng là thức uống giải nhiệt bình dân, phổ biến của nhiều gia đình. Nước sâm không chỉ bổ dưỡng, nó còn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể cực kỳ hiệu quả. 


Cách nấu nước sâm nhãn nhục:
 
Nước sâm nhãn nhục có cách nấu kỳ công nhưng lại rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.


Nguyên liệu: 

200 gram nhãn nhục (long nhãn)
250 gram bông cúc
100 gram đường phèn
1 lít nước

Bông cúc khô

Đường phèn

Nước lọc

Long nhãn khô
Cách nấu:

Bước 1: Ngâm nhãn nhục và bông cúc khoảng 20-30 phút cho chúng mềm ra.

Ngâm bông cúc và nhãn nhục

Bước 2: Đun sôi nước, bỏ bông cúc vào trước rồi vớt ra.

Đun sôi bông cúc

Bước 3: Sau đó để nhãn nhục, đường phèn vào. Đường phèn bạn có thể cho tùy vào độ ngọt của mỗi người.


Bước 4: Nấu xong có thể uống cùng với đá hoặc không.


Cách nấu nước sâm bí đao:
 
Sâm bí đao là loại dễ nấu và phổ biến nhất. Loại này không đòi hỏi nhiều nguyên liệu, chỉ cần 1 trái bí đao, lá dứa là nấu được ngay.


Chuẩn bị:

1 trái bí đao
60 gram lá dứa
100 gram thục địa
Đường phèn

Đường phèn

Lá dứa

Thục địa
Trái bí đao

Cách nấu:

Bước 1: Bí đao rửa sạch, cắt thành khoanh tròn.
Bước 2: Để bí đao, thục địa vào nước nấu. Ninh đến khi bí đao mềm rồi cho lá dứa và đường phèn vào.
Bước 3: Nấu khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Lấy nước bỏ bã. Vậy là bạn đã có được nồi sâm bí đao thơm ngon để giải nhiệt rồi.


Cách nấu nước sâm lạnh mía lau râu bắp giải nhiệt:

Nghe tên thì bạn đã biết công dụng của loại thức uống này rồi phải không? Sâm giải nhiệt chính là loại thức uống tốt cho những ngày nắng bức.


Nguyên liệu

300 mía lau
50g rau bắp
10g cỏ tranh
1 lá dứa
1 nhánh mã đề
30g lá thuốc giòi
2 lá cây lẻ bạn
5g ngò rí già (lá mùi già)
30g đường phèn

Nguyên liệu nấu nước sâm gồm

Nước lọc: Lượng nước lọc bạn cần chuẩn bị nấu sẽ phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn mong muốn thu được. Thông thường, công thức tính tỉ lệ nước lọc cần dùng cho nước sâm là: n + 3/2.
Trong công thức này, n là số lít nước sâm bạn muốn có được khi nấu và n + 3/2 là số lít nước lọc bạn cần chuẩn bị. Để trong thời gian nấu có thể nước sẽ bốc hơi 1 phần đấy.


Mía lau tươi dùng nấu nước: Cũng gần giống như với nước lọc, bạn hãy chuẩn bị lượng mía lau phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn muốn có.
Bình thường, để có được 1 lít nước sâm nấu, bạn sẽ phải chuẩn bị 1 khúc mía lau. Khi mua về ta không nên cắt mía quá nhỏ như ăn mía tươi, mà cắt mía 1 khúc khoảng 3 đốt mía là vừa nồi. Nếu bạn muốn ngọt hơn bạn có thể cho thêm một ít mía nữa.

Mía lau tươi dùng nấu nước

Rễ tranh: Rễ tranh bạn có thể mua trực tiếp ở ngoài chợ ngay tiệm đồ khô hoặc mua tại các tiệm thuốc Bắc (tiệm thuốc Đông Y). Bạn chuẩn bị khoảng 1 bó rễ tranh nhỏ. Vì rễ tranh có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nó là một nguyên liệu không thể thiếu cho phần nước sâm được.

Rễ tranh

Lá dứa: Lá dứa hay còn gọi là lá thơm sẽ giúp nước có màu xanh nhẹ đẹp mắt hơn và vị thơm hơn, bạn cần khoảng 150 đến 200 gram, phù hợp là với khoảng 1 bó lá dứa tươi nhỏ. Đừng cho quá nhiều lá dứa quá nhé, vì khi đó nồi nước sâm sẽ có mùi quá nồng đấy.

Lá dứa

Râu ngô tươi: Râu ngô bạn lựa chọn râu của ngô nếp hoặc ngô Mỹ tùy tình hình thực tế. Tuy nhiên để có một nồi nước sâm được ngon, ngọt hơn thì bạn nên chọn loại râu ngô nếp.
Với khoảng thể tích 3 lít nước sâm thành phẩm tạo ra, bạn chuẩn bị tầm khoảng 200 gram râu ngô (một bó râu ngô cỡ lớn).

Râu ngô tươi

Đường phèn: Đường phèn giúp chúng ta tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn.
Trung bình thường dùng, bạn nên chuẩn bị khoảng 200 gram đường phèn ngon là vừa đủ.

Đường phèn

Một số nguyên liệu khác: Ngoài những thành phần kể trên, trong một số công thức nấu nước sâm khác thì còn có thêm cả một số thành phần như: bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, thuốc giòi…

Thuốc giòi

Cách nấu nước sâm mía lau ngon như sau

Bước 1: Làm sạch nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên.
Rễ tranh ta rửa sạch sau đó để ráo nước trong rổ.
Lá dứa: Tương tự rễ tranh, lá dứa bạn cũng rửa sạch từng tàu lá một rồi để ráo nước. Tiếp đó, bạn cắt lá thành từng khúc cỡ 5cm rồi để riêng chuẩn bị cho phần chế biến.
Râu ngô: Rửa sạch và cũng để ráo nước. 
Mía lau: Rửa sạch, để ráo nước sau đó chẻ dọc thành những miếng nhỏ nếu phần khúc mía quá to.


Nguyên liệu rửa sạch để ráo nước


Bước 2: Nấu nước sâm (chế biến)
Cho tất cả phần nguyên liệu đã chuẩn bị kĩ ở trên bao gồm: rễ tranh, lá dứa, râu ngô và mía lau vào nồi cùng với nước lọc. Nấu nước sôi với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ cho tới khi phần mía lau trong lại thì tắt bếp.


Vớt bỏ phần xác các nguyên liệu sau đó cho đường phèn vào và nêm nếm cho đến khi đạt được vị ngọt như mong muốn. Đun cho nồi nước sôi tiếp tục trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.


Bước 3: Cách dùng nước sâm
Yêu cầu của nước sâm sau khi nấu đó là nước trong, có màu vàng nâu hơi xanh và ngọt không quá gắt. Nước phải đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa.


Với cách nấu nước sâm này, bạn có thể dùng uống sau khi để cho nước nguội hoặc cho thêm vài viên đá cho mát cũng ngon không kém. Việc bảo quản phần nước sâm nấu cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước sâm vào ngăn mát của tủ lạnh là có thể sử dụng được trong vòng từ 2 đến 3 ngày sau đó.


Tác dụng của nước sâm giải nhiệt:

Khoa học đã chứng minh vào mùa nóng cơ thể dễ bị mất nước. Do vậy vào những ngày hè nóng nực, cơ thể cần bổ sung một lượng nước rất lớn. Nước sâm là thức uống giúp giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể vào mùa nóng tức thì. Nước sâm được nấu từ những cây cỏ mang tính thức ăn – vị thuốc nên hoàn toàn không độc hại.
Khoa học hiện đại cũng chứng minh các cây cỏ này đều có công dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, trừ viêm. Theo y dược học cổ truyền các thành phần dùng để chế biến sâm nấu nước mát đều có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, đa phần được sử dụng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể.
 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299