Rừng tràm Trà Sư mùa chim nước nổi

Trải rộng khoảng 900ha trên địa phận thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu bảo tồn đất ngập nước lớn của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nơi đây, đúng như tên gọi, là thế giới của cây tràm, loài cây thân gỗ đặc hữu của vùng ngập phèn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư cũng là thời điểm các loài chim nước từ nhiều nơi về làm tổ, sinh sôi.
 


    Khi ĐBSCL bước vào mùa nước, cũng là lúc rừng tràm Trà Sư đón lượng nước từ thượng nguồn đổ về. Vào thời điểm này, cả hệ sinh thái như bừng tỉnh sau những ngày hè đầy nắng. Rừng tràm Trà Sư như khoác lên mình chiếc áo tinh khôi của màu lá xanh mơn mởn.



    Được sự quan tâm, bảo vệ của ngành kiểm lâm, chính quyền địa phương và đầu tư của doanh nghiệp du lịch,... hệ sinh thái nơi đây ngày càng phong phú. Trong không gian bạt ngàn màu xanh của tràm, đã thu hút nhiều loài động, thực vật và cộng sinh.



    Vào mùa nước nổi trên sông Cửu Long, khi các loài thủy sản bắt đầu hành trình sinh sôi, cũng chính là thời điểm nhiều loài chim nước sống rải rác tại nhiều nơi hội về đây xây tổ, sinh sản và tận dụng nguồn cá tôm để nuôi sống đàn con.

Hình ảnh chim trích cồ nhảy nhót trên thảm bèo tai tượng mướt xanh.

    
    K
hi các loài chim nước tụ hội về đây bắt đầu mùa sinh sản, lại xuất hiện những tổ cò trên ngọn cây tràm hay các chùm tổ chim dòng dọc.

    Du khách thích thú với việc khám phá, chiêm ngưỡng mùa chim nước ở Rừng tràm Trà Sư. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định rừng tràm Trà Sư là kho tàng hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng và phong phú. Vì thế nơi đây xứng đáng được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà lâm học, thủy sản học, môi trường - sinh thái học... và nhất là du khách muốn khám phá, chiêm ngưỡng loài chim nước.


LÂM ĐIỀN

Nguồn: Báo Lao động

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299